Quy trình và Thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Quy trình và Thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Trước đây, việc xuất nhập khẩu hàng hóa chỉ dành cho những công ty lớn. Nhưng hiện nay, Việt Nam tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Trước áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về nguồn hàng, chi phí cũng như những chính sách của đối tác nhập hàng. Để cạnh tranh trên thị trường buộc ta phải nhập khẩu hàng hóa từ các đối tác nước ngoài. Thực hiện được điều đó bạn phải tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Hoặc sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín.

Quy trình và thủ tục hải quan xuất nhập khẩu là gì?

Quy trình và thủ tục hải quan xuất nhập khẩu là một hoạt động phức tạp giữa các cơ quan. Trong đó cơ quan hải quan, công chức hải quan đóng vai trò quản lý, làm thủ tục dựa trên cơ sở nghĩa vụ của người khai báo.

Một trong nhưng việc quan trọng nhất khi tìm hiểu về xuất nhập khẩu đó là thủ tục hải quan xuất nhập khẩu . Trước đây, việc khai báo thủ tục hải quan khá phức tạp và tốn nhiều thời gian của chúng ta. Nhưng nay các cơ quan hải quan nhà nước nữa có những cải tiến mới trong việc khai báo. Theo hướng đơn giản, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu phát triển.

Hoặc đơn giản hơn ta có thể lựa chọn dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín, dịch vụ hải quan.

Tùy vào loại hàng hóa thông thường hay đặc biệt, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, sơ bộ chúng ta có 5 bước cơ bản thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. 5 bước như sau:

Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài thì bước đầu tiên xác định loại hàng hóa nhập khẩu. Thực tế, không phải sản phẩm nào cũng có thể xuất nhập khẩu vào Việt Nam tùy ý. Vì nhà nước có những quy định hàng hóa xuất nhập khẩu về Việt Nam. Buộc chúng ta phải tìm hiểu và xác định hàng hóa xuất nhập khẩu từ nước ngoài về. Nếu khó để xác định bạn có thể sử dụng dịch vụ hải quan để thực hiện.

Thủ tục hải quan quy định hàng hóa nhập khẩu được chia thành các loại sau:

– Hàng thương mại thông thường: Là những mặt hàng đủ điều kiện nhập khẩu.

– Hàng cấm nhập khẩu: Quy định về hàng cấm nhập khẩu được liệt kê tại PHỤ LỤC – Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

– Hàng hóa phải xin giấy phép: Là những hàng hóa thuộc danh mục Phụ lục – Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Đối với những loại hàng hóa này, trước khi làm thủ tục khai báo. Quý khách cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan trước khi đưa hàng ra cảng.

– Hàng cần công bố hợp quy: Trong trường hợp hàng cần công bố hợp quy, đối với loại hàng này, bạn cũng cần làm thủ tục trước khi hàng cập cảng. Hàng hóa thuộc nhóm 2 (hàng hóa có khả năng gây mất an toàn) bắt buộc phải có bản công bố hợp quy, đối với các hàng hóa khác thì việc này là tự nguyện.

– Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: Sau khi hàng về cảng sẽ được lấy mẫu nhất định để kiểm tra có đạt tiêu chuẩn chuyên ngành theo quy định hay không.

Bước 2: Xác định phân loại hàng hóa

Xác định phân loại cho hàng hóa là một bước quan trọng để xác định thuế quan áp đối với hàng hóa đó. Cần lưu ý là theo tổ chức Hải quan Thế Giới, các nước sẽ áp đặt thống nhất đến 6 số đầu của một mã HS. Tuy nhiên, việc áp đặt các số sau đó trong một dãy số mã HS thuộc quyền quyết định riêng của mỗi nước, vì thế các số thường có xu hướng quy định thêm 2 – 4 số và mã HS ngoài 6 số đầu chung (tạo thành mã HS 8 và 10 số) phục vụ nhu cầu quản lý của riêng mình.

Việt Nam hiện tại áp dụng hệ thống HS chi tiết đến 8 số. Khối EU áp dụng thống nhất hệ thống HS 8 số. Trừ Đức có quy định chi tiết đến HS 11 số, nhằm việc áp thuế VAT và mục đích khác. Vì vậy khi hàng hóa từ Đức về Việt Nam cần được xác định mã HS phù hợp với hệ thống HS của Việt Nam, để tính thuế cho chính xác vì Thủ tục hải quan sẽ phân loại hàng hóa dựa theo hệ thống HS của Việt Nam chứ không phải của nước xuất khẩu. Ta có tham khảo hệ thống HS của Việt Nam tại trang web của Tổng cục Hải quan.

Thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa thông thường sau khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng nước ngoài. Người bán sẽ gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc bao gồm:

  • Hợp đồng thương mại
  • Hóa đơn thương mại
  • Bản kê chi tiết của hàng hóa
  • Vận đơn
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Một số bên dịch vụ xuất nhập khẩu , dịch vụ hải quan có thể giúp chúng ta thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa trong bước này.

Bước 3: Xác định các loại thuế phải nộp

Thông thường thuế thủ tục nhập khẩu hàng hóa bao gồm:

  • Thuế Nhập Khẩu: Thuế MFN (áp dụng cho các nước thành viên WTO) và  EVFTA (là thuế ưu đãi Việt Nam dành cho hàng hóa từ EU).
  • Thuế giá trị gia tăng: Thường là 10% và một số ít chỉ 5%.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Một số ít hàng hóa nhập khẩu phải chịu như rượu, thuốc lá, ô tô…
  • Thuế bảo vệ môi trường: Áp dụng cho hàng hóa khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
  • Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ: Chỉ một số hàng hóa phải chịu thuế này.

Nếu khó trong việc tìm hiểu hàng hóa thuộc diện nào phải đóng các loại thuế phí nào. Bạn nên tham khảo các dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ hải quan. Hoặc các dịch vụ khai thuế hải quan.

Bước 4: Truyền tờ khai hải quan, nộp thuế

  1. Khai Hải Quan

Việc khai hải quan có thể chuẩn bị trước bằng cách điền sẵn các thông tin trên phần mềm khai hải quan điện tử. Tờ khai hải quan có thể nộp trước hàng hóa tới cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu lên hệ thông VNACCS. Sau khi tờ khai hải quan được truyền đi, hệ thống sẽ tự động phân luồng:

  • Luồng xanh: nhà nhập khẩu được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa.
  • Luồng vàng: Phải nộp thêm các hồ sơ giấy sau:
  • Vận đơn
  • Phiếu đóng gói hàng
  • Tờ khai trị giá
  • Hóa đơn
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên nghành
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa EVFTA
  • Luồng đỏ: phải nộp các hồ giống như luồng vàng. Đồng thời cơ quan Hải quan sẽ tiến hàng kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp này.
  1. Nộp thuế

Nhà nhập khẩu phải nộp đầy đủ các loại thuế phí liên quan. Lúc này, mởi đủ điều kiện để được thông quan và giải phóng hàng hóa.

Bước 5: Thông quan và vận chuyển hàng hóa về kho bảo quản

Sau khi thực hiện các bước trên, thì đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Lúc này, hàng hóa được thông quan và chính thức có thể đưa về kho bảo quản. Bạn phải tự chuẩn bị, bố trí phương tiện vận tải đường bộ để đưa hàng về kho của mình.

Thông thường, vận chuyện xe container hoặc vận chuyển xe tải. Đồng thời, giao cho họ lệnh giao hàng do đơn vị vận chuyển phát hành. Đơn vị vận tải sẽ vào cảng hoặc kho CFS để làm thủ tục hải quan tại kho. Hoặc có thể sử dụng các dịch vụ Logistic ở Hồ Chí Minh nếu bạn ở khu vực miền Nam.

039.533.8897
Chat Zalo