Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài

Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và những khó khăn? Là từ khóa người dùng tìm kiếm khi muốn tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, những cá thể kinh doanh lần đầu thực hiện nhập khẩu hàng hóa sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình làm thủ tục. Một trong những nguyên nhân chính trong việc khó khăn đó là:.không kiến thức trong ngành, không hiểu rõ thủ tục, quy định của hải quan. Dẫn đến hồ sơ thiếu giấy tờ hoặc không hợp lệ. Làm chậm trễ quá trình nhập hàng, vừa mất tiền và thời gian.

Vậy ta cần phải cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Thống nhất và ký hợp đồng với đối tác nước ngoài như thế nào?

Điều kiện bắt buộc phải có trong việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài

Để bắt đầu một chuyến nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Có khá nhiều điều kiện để bạn phải thực hiện tuy nhiên bắt buộc bạn phải thỏa mãn trước 2 điều kiện sau:

  • Thành lập doanh nghiệp nhập khẩu:.Để nhập một lô hàng theo dạng chính ngạch trước hết nhà nhập khẩu phải là một pháp nhân, phải đăng ký kinh doanh có chức năng nhập khẩu chính thống.
  • Tìm đối tác kinh doanh nước ngoài uy tín:.Việc nhập mặt hàng rõ nguồn gốc, chất lượng không chỉ giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên tốt hơn mà còn đảm bảo quá trình nhập hàng của bạn không xảy ra những rắc rối đáng tiếc.

Việc thỏa mãn 2 điều kiện trên sẽ giúp bạn khá nhiều về sau, cũng như bảo vệ người tiêu dùng hàng hóa. Quyết toán thuế của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hàng hóa cũng sẽ dễ đưa ra khi trường hơn khi đầy đủ giấy tờ. Chính bạn cũng đâu muốn mua hàng hóa không rõ nguồn gốc đúng không.

Làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài

Giấy tờ cần chuẩn bị khi tự làm thủ tục hải quan

Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu quyết định tự làm thủ tục hải quan mà không thuê ngoài thì cần phải có đầy đủ các chứng từ hợp pháp lý từ bên xuất khẩu bao gồm các giấy tờ như sau :

  • Vận đơn đường biển / đường hàng không
  • Hợp đồng kinh doanh
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Bản kê chi tiết thông tin của hàng hóa
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa
  • Giấy chứng nhận phân tích
  • MSDS (dành cho hàng nguy hiểm, hàng hóa chất)
  • Và các giấy tờ khác có liên quan nếu được yêu cầu,..

Quy trình thủ tục hải quan theo quy định pháp luật

Dựa trên chứng từ thương mại trên, người nhập khẩu sẽ khai hải quan đề được tiến hành nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật ban hành. Việc kê khai thực hiện qua phần mềm hải quan điện tử. Sau khi hệ thống kiểm tra xong thì bạn sẽ nhận ngay được kết quả phân luồng kiểm tra từ hệ thống hải quan điện tử:

  • Luồng xanh: hàng hóa được thông quan không cần chứng từ giấy
  • Luồng vàng: cần mang chứng từ gốc (như trên) đến cho hải quan kiểm tra

Trong trường hợp luồng Vàng như trên thì bạn cần xác minh lại hàng hóa lần nữa. Bộ hồ sơ hải quan bao gồm:

    • Bộ tờ khai hải quan
    • Hóa đơn thương mại
    • Vận đơn, C/O
    • Hóa đơn cước biển (với điều kiện FOB)
    • Chứng từ khác: giấy kiểm tra chất lượng,…
  • Luồng đỏ: hàng hóa buộc phải kiểm hóa thực tế trong kho ngoại quan.

Đây là trường hợp buộc doanh nghiệp phải tốn khá nhiều thời gian, chi phí, công sức nhất. Vì vậy để tránh rủi ro này thì ngay từ đầu chủ doanh nghiệp phải hết sức cẩn trọng trong các khâu nhập hàng hóa và chấp hành nghiêm túc luật thương mại.

Bước cuối cùng là doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải đi nộp thuế theo thông tin trên hệ thống để được ghi nhận và thông quan hàng hóa. Sau đó doanh nghiệp đã có thể sắp xếp xe tải hoặc container để chở hàng về kho.

Ủy thác nhập khẩu

Với trường hợp bạn gặp khó khăn trong quá trình thủ tục hải quan nhập khẩu. Bạn có thể thông qua các dịch vụ Logistics ở TP HCM để có thể Ủy thác nhập khẩu. Có thể giúp bạn từ các mặt thủ tục cho đến vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về. Việc Ủy thác nhập khẩu là nhờ một đơn vị trung gian đảm nhận giúp vai trò nhập khẩu.

Về mặt pháp lý, các doanh nghiệp (thương nhân) của Việt Nam đều có thể tự mình thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Nội dung này nêu rõ trong quy định tại Điều 3 NĐ 69/2018/NĐ-CP. Như vậy, XNK không phải là một nghành nghề kinh doanh. Họ chỉ cần kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có thể hoạt động xuất nhập khẩu được rồi.

Tuy nhiên, khó khăn mang lại cũng là không nhỏ. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn Ủy thác nhập khẩu giúp họa đơn giản hơn về bộ máy doanh nghiệp. Tiết kiệm được chi phí, nhân lực và thời gian vận hành doanh nghiệp.

Quy trình ủy thác nhập khẩu

  1. Kiểm tra xem hàng hóa có thuộc diện cấm nhập, hoặc tạm dừng nhập khẩu không. Nếu thuộc diện này, không công ty nào dám nhận ủy thác nhập khẩu.
  2. Hàng có thuộc diện phải xin giấy phép không? Nếu có, công ty ủy quyền hoặc nhận ủy quyền phải xin giấy phép này. Việc này nên thu xếp càng sớm càng tốt, đừng để hàng về đến cảng mới làm thì đã muộn.
  3. Nếu 2 bước trên đã xong, hàng hóa đủ điều kiện. Doanh nghiệp đàm phán ký kết hợp đồng ủy thác với công ty dịch vụ.
  4. Công ty dịch vụ Ủy thác nhập khẩu tiến hành các bước đàm phán ký hợp đồng ngoại thương. Hoặc hợp đồng ủy thác 3 bên, với người bán nước ngoài. Sau đó xúc tiến giao dịch và phối hợp và đồng thời cập nhật tình hình tiến độ cho bạn khi hàng hóa sẵn sàng, xếp lên phương tiện vận tải (tàu, máy bay), hàng về đến cảng Việt Nam…
  5. Bên Ủy thác thanh toán theo tiến độ các khoản tiền hàng, phí vận chuyển quốc tế (nếu có), phí dịch vụ ủy thác, các khoản phí khác…
  6. Bên dịch vụ chuyển tiền hàng cho người bán nước ngoài, trả chi phí với hãng tàu, cảng biển, và các bên liên quan trong quá trình nhập khẩu hàng về.
  7. Khi có bộ chứng từ hàng hóa và hàng về đến Việt Nam, bên nhận ủy thác làm thủ tục hải quan nhập khẩu theo như quy định hiện hành. Sau đó, bàn giao hàng hóa và chứng từ lô hàng cho bên thuê dịch vụ sau khi nhận đủ thanh toán. Đến đây coi như quy trình nhập khẩu ủy thác đã được hoàn tất.

Ủy thác xuất khẩu

Đối tượng cần đến ủy thác xuất khẩu

Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Tại sao các công ty lại cần đến một bên thứ 3 hỗ trợ ủy thác xuất khẩu?. Đó là vì khi các công ty này thuộc các đối tượng dưới đây:

  • Doanh nghiệp mới thành lập, chưa nắm rõ các quy trình và hình thức làm việc với đơn vị hải quan.
  • Là cá nhân không phải tổ chức hay công ty nên hoàn toàn không có chức năng để xuất khẩu.
  • Doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, mặt hàng mà công ty muốn xuất khẩu không nằm trong danh sách các mặt hàng hóa được phép xuất khẩu. Vì mỗi doanh nghiệp chỉ được phép xuất nhập khẩu một số mặt hàng nhất định trong giấy phép.
  • Không tin tưởng vào shipper đầu nước ngoài và muốn thuê công ty FWD có đại lý đầu người bán, để liên hệ và thay mặt họ kiểm tra hàng hóa thực ở bên trong. Quá trình đóng gói hàng hóa, kiểm chứng công ty của shipper không phải là công ty ảo,…

Vì sao lựa chọn TKL-logistics làm đối tác xuất nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài

TKL-Logistics là một đơn vị sử hữu dịch vụ Logistics tại TP HCM uy tín hiện nay. Được nhiều đối tác lớn tin tưởng và đồng hành trong thời gian qua. Có tất cả trọn gói dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Bạn không phải chạy đi thêm một đơn vị nào khác nữa. Ngoài ra, chúng tôi còn mạng lưới vận tải, cùng phương tiện vận chuyển đa dạng. Giúp các doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng hóa nội địa dễ dàng, nhanh chóng.

Chúng tôi luôn đồng hành với doanh nghiệp khi họ là đối tác của chúng tôi. Luôn theo dõi và báo cáo tình trạng mới nhất của hàng hóa. Điều đó giúp doanh nghiệp nắm rõ được tình hình hàng hóa của mình mới nhất. Hoàn thành các Ủy thác xuất khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu, sau dịch vụ chúng tôi vẫn theo dõi sát các thủ tục hải quan. Sẵn sàng can thiệp nếu đơn hàng phát sinh vấn đề. Tránh được cho khách hàng những phiền phức sẽ phát sinh về sau.

039.533.8897
Chat Zalo